Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Tết Ta, Tết Cả


 Tết âm lịch, Tết Nguyên Đán, xưa còn gọi là Tết Cả, tức Tết lớn nhất.

“Tết” từ âm “Tiết”, tiếng Tàu. Cũng tiếng Tàu, “nguyên” nghĩa là khởi đầu, “đán” là sáng sớm.

Tiết trời đất lúc xuân sớm được đánh dấu bằng một lễ, nay gọi là Tết Nguyên Đán, các bác Tàu gọi là  “Xuân Tiết”.


Cách tính âm lịch Việt khác tý với Tàu, nên đôi khi Tết lệch nhau 1 ngày.


Sử Tàu cho rằng Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế. Sử ta bảo từ thời Hùng Vương dân Việt ta đã ăn Tết.

Bánh chưng, bánh dầy do Lang Liêu – con trai thứ 18 của vua Hùng Vương 6- nghĩ ra.

Nếp là thứ gạo ngon nhất, được chọn làm bánh cúng tổ ngày đầu năm.


Vua Hùng khác Tàu ở chỗ không nhất nhất theo Khổng giáo, nên truyền ngôi cho con trai thứ 18, theo cách chọn người kế vị trị vì đất nước chứ không nhất thiết là con trưởng.

Bánh chư­ng vuông tư­ợng trư­ng cho đất. Bánh giày tượng trưng cho trời tròn, vòng quay 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông liên tiếp.

Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, cúng Ông Công, Ông Táo, vừa là thần bếp nhà vừa ghi chép mọi việc để cuối năm báo cáo với Ngọc Hoàng.

Cúng Giao thừa là lễ cúng bỏ h những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.



Giao thừa đón các vị Hành khiển bàn giao luân chuyển. Lúc đó họ đi thị sát hạ giới, rất vội nên không kịp vào nhà, nên bàn cúng thường được đặt ngoài cửa. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét