Chữ Indonesia xưa loằng ngoằng, đã chuyển hẳn sang chữ latinh, dùng nguyên bảng chữ cái latinh, ghép đa âm, với chính tả và ngữ pháp vẫn “đậm đà bản sắc dân tộc”.
Chữ cũ, loằng ngoằng |
Các chuyên gia ngôn ngữ xếp tiếng Indonesia là một ngôn ngữ nhân tạo. Vì nó được các học giả đẻ ra, vay mượn rất nhiều từ nhiều ngôn ngữ khác.
Nằm trên đường giao thông biển, Indonesia sớm trở thành cảng, du nhập đủ thứ, từ văn hóa Hồi giáo, Công giáo, Ấn giáo cho đến văn hóa phương Tây.
Đất nước nghìn đảo này đủ sắc dân, có hơn 300 ngôn ngữ với chữ viết loằng ngoằng, pha tạp kiểu Ấn Độ- Arabia… Thực dân Hà Lan chiếm Indonesia từ thế kỷ 17, áp đặt ách cai trị, dùng chữ latinh ghi âm tiếng nói bản địa.
Khi người Nhật tới quần đảo này năm 1942, một biện pháp đầu tiên là cấm dùng tiếng Hà Lan. Vì rất ít người Indonesia biết Nhật, nên Bahasa Indonesia được dùng trong quản lý, thậm chí nhiều hơn dưới thời Hà Lan thuộc.
Tại Indonesia, chữ La Mã hoặc Latin được dùng từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Bahasa Indonesia (Bahasa chỉ có nghĩa là tiếng) bắt đầu thống nhất được dùng từ năm 1928. Lúc đầu, chính tả hỗn loạn, sau ổn định, cơ bản theo chính tả tiếng Hà Lan.
Sau cuộc cách mạng ngày 17- 8-1945 thành công, Indonesia đuổi thực dân Hà Lan, đánh phát xít Nhật giành độc lập. Hiến pháp năm 1945 ghi nhận Bahasa Indonesia là ngôn ngữ chính thức, thống nhất. Nó là một biểu tượng quốc gia.
Điều chỉnh nhỏ được thực hiện vào năm 1947, sau đó cải tổ toàn diện được thực hiện năm 1972.
Chữ Indonesia không dấu, đa âm, trên nền tảng chữ, bảng chữ cái latinh, được coi một loại chữ công nghiệp, hiện đại, thuận tiện chuyển tải, giao tiếp thông tin trong thời đại mới…
Chữ Indonesia hiện nay:
“Ketika kaum nasionalis Indonesia pada tahun 1945 mendeklarasikan republik merdeka dan Proklamasi Kemerdekaan.
Kemenangan berikutnya dari Republik dalam Revolusi (1945-1949) konsolidasi prestise bahasa dan memberikan momentum perkembangannya tak terbendung.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét