Người châu Âu qua truyền giáo, dùng chữ Latinh ghi lại âm của người Việt. Đó là thế kỷ 16-17, từ nhu cầu truyền tin.
Khi Alexandre de Rhodes đến, đã có chữ Latinh phiên âm tiếng Việt. Những người đầu tiên làm việc này là các giáo sĩ người Bồ và Ý.
Công lớn của Alexandre de Rhodes là tiếp tục thúc đẩy, hệ thống hóa đầy đủ và soạn Tự điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự của các giáo sĩ Bồ, Ý phiên âm trước đó và đem in tại Vatican năm 1651.
Đó là mốc quan trọng, chính thức đặt nền móng cho chữ Quốc ngữ, loại chữ lấy chữ Latinh ghi tiếng nói người của Việt.
Bước tiến lớn vào thập kỷ 50, khi các lớp “bình dân học vụ” phổ biến chữ Quốc ngữ cho đông đảo dân chúng.
Thời đó, các từ được ghép âm, nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), kiểu từ đa âm tiết. Thí dụ Việt-nam, Dân-chủ, Cộng-hòa… Tên riêng cũng vậy. Thập kỷ 70-80 thế kỷ trước vẫn còn cách viết có gạch nối âm ở giữa.
Chữ viết, như một công cụ truyền tin, đóng góp, sáng tạo, cải tiến, là cả quá trình của số đông, đáp ứng nhu cầu truyền tin đương thời.
Alexandre de Rhodes cùng bốn giáo sĩ và một tín hữu Nhật Bản cập bến Hội An, bắt đầu học tiếng Việt với một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi.
Cậu bé không lưu lại tên, rất sáng dạ, giúp nhiều cho việc hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng chữ La tinh.
Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (tên Việt A-lịch-sơn Đắc-Lộ), người Pháp, truyền giáo tại Nhật rồi luân chuyển qua Việt Nam năm 1625. Ông truyền giáo tại Đàng Trong năm 1625, thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và năm 1626 ra Đàng Ngoài làm việc, thời chúa Trịnh Tráng.
Trước đó, nhu cầu có chữ riêng khiến chữ Nôm ra đời. Nhưng đó là một loại chữ vẫn giống chữ Tàu, còn phức tạp hơn, khả năng truyền tin không cao.
Thời @, khối lượng, tốc độ truyền tin nhanh, có nhu cầu viết ngắn, đơn giản mà không hiểu nhầm.
Có chữ Quốc ngữ trên nền tảng chữ Latinh là may. Nhiều nước vẫn phải vẽ chữ tượng hình hoặc loằng ngoằng giun dế rất vất vả.
Thời nay, chữ Quốc ngữ vần vừa viết (chữ Latinh), vừa “vẽ” râu ria (dấu), nửa vời “Đông Tây y kết hợp”, nên vẫn chậm và không khỏi rối.
Như mọi thời, thời @ còn khát hơn, gạn đục khơi trong, cải tiến, phát triển chữ Quốc ngữ.
Nghĩ về con chữ, ước chữ Việt mạnh hơn, phù hợp hơn với nhu cầu thời đại…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét