Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Tại sao lại hôn?


Ban đầu là hít hà, đánh hơi… để thử mùi. Mùi là thông tin.

Hít hít, ngửi như “dò đài”. Gặp đúng đài tự lồng lên.

Cơ chế tự nhiên giống như làm chuyện ấy.

Làm là để bảo toàn nòi giống, làm mà khổ, chả ai làm.

Tự nhiên tặng cơ chế khoái để dụ. Thế mới nở nồi, tồn tại.

Mùi hương cá nhân, phức tạp và tinh tế, tổ hợp của tỷ loại hóa chất thông tin.

Nhận và phân tích hương càng tài. Hôn phát biết liền tâm trạng, sức khỏe và cả vị thế của đối phương.

Con người mô tả cái hôn thành lời được cho là ghi trong văn cổ Ấn Độ từ khoảng 1000 năm trước Công nguyên.

Cũng chỉ ghi đơn giản là áp môi, có âm thanh, tạo “lâng lâng”, chứ chưa có “Nụ hôn kiểu Pháp” lấy lưỡi mà đào hang, khoét núi mở đường…

Alexander Đại đế rước cái hôn về châu Âu, đặt nền móng cho văn minh hôn hít.

Thời Hy Lạp cổ đại, hôn là để trao đổi thông tin về vị thế, cấp bậc và sự trung thành giữa các quân nhân, triều đình, thể hiện cấp bậc xã hội.

Hẳn thời ấy, người ta không tập trung chuyên môn để phân tích mùi, chỉ quy định cách hôn, vị trí hôn để đóng kịch giai cấp.

Cho đến kỷ thứ 18 còn phân biệt rõ: ngang phân mới được hôn môi.

Kẻ kém thế chỉ được hôn má, tay, chân, gấu áo của bề trên. Mà cũng chỉ được hôn choẹt một cái thôi.

Kẻ kém nữa, hôn lên đất, chỗ đứng, chỗ ngồi đấng bề trên.

Nay vẫn có fan hôn thần tượng của mình như thế.

"Nụ hôn lưỡi chạm lưỡi" từng được người La Mã cổ đại nhắc đến, hẳn cũng từng có một bộ phận không nhỏ không kiềm chế được đã vượt rào.

Đến những năm 1920, hôn còn bị người Nhật coi là ghê, cắt hết cảnh hôn nhau trong phim.

Tây đầm hôn hít, kệ. Ở ta hôn hít là vào bóng râm. Đái, cứ ra đường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét