1.
Đức Phật có thật chứ không như nhiều người
nghĩ như thánh không có thật.
Đức Phật từng là người thật, sinh khoảng
năm 624 trước công nguyên, tên là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, là thái tử
của vương quốc Thích Ca do cha Ngài làm quốc vương.
Lãnh thổ của quốc gia Thích Ca hiện nay thuộc
về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ.
Đức Phật Thích Ca thọ 80 tuổi, nơi sinh, nơi mất và nơi ở của
Phật Thích Ca nay được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử.
Đức Phật là một con người, rời gia đình đi tìm đường thoát
khỏi đau khổ và hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó.
Phật là một quả vị, hay là một danh hiệu dành cho các vị
giác ngộ, vì vậy nên nhiều vị được gọi là Phật, như Phật Thích Ca, Phật A Di
Đà, Phật Di Lặc...
2. Mục tiêu của đạo Phật là vãng sanh Cực Lạc
Mục tiêu của đạo Phật không phải là cõi thiên đường hay Cực
Lạc, mà là thoát hết đau khổ, phiền muộn.
Đầu tiên tu tập để được tái sinh vào kiếp sau tại một nơi hạnh
phúc hơn (như cõi Cực Lạc chẳng hạn), sau đó tại nơi ấy tiếp tục tiến bộ để được
thoát khổ hoàn toàn.
Tuy nhiên cũng có những vị không cần thông qua con đường ấy
mà tập trung thực hành ngay tại đời sống con người cũng đạt được kết quả giác
ngộ.
3. Không ban phát tài lộc
Đức Phật chỉ hướng dẫn con người tự thoát khổ chứ không ban
phát sự sung sướng.
4. Niệm Phật là nhớ Phật
Tụng kinh, niệm Phật là phương pháp tu hành phổ biến ở các
chùa. Mọi người cố gắng tụng kinh thuộc lòng, đọc cho hay mà có khi chẳng hiểu
nghĩa.
Thực ra, chữ “niệm” ở đây có nghĩa là nhớ, giống như tưởng
niệm, hoài niệm. Niệm Phật thực ra chú trọng ở nội tâm chứ không phải ở hình thức.
5. Không nhất thiết ăn chay
Ăn chay được khuyến khích chứ không phải quy định cấm kỵ. Khi
còn sống, Đức Phật cũng ăn mặn. Đạo Phật chỉ cấm người tu hành sát sinh
Khi ốm bệnh, các nhà sư cũng cần ăn mặn để có sức khỏe.
Cho rằng các nhà sư ăn thịt cá là phạm giới chỉ là hậu quả
của phim ảnh Trung Quốc khiến nhiều người hiểu lầm.
6. Giáo lý cơ bản
Giáo lý cơ bản và quan trọng nhất trong đạo Phật là Luật
Nhân-Quả và Tứ Diệu Đế.
7. Triết nhà Phật cho mọi người
Ở Việt Nam lâu nay lại tồn tại quan niệm “Trẻ vui nhà, già
vui chùa”, coi việc đến chùa chỉ dành cho những người cao tuổi.
Phật được thừa nhận như một nhà tư tưởng, đạo Phật
như một triết học, học sớm, biết nhiều là tốt. Và cần nhận biết,
gạt đi những biết tướng, dị đoan… mà người đời sau choàng lên đạo
Phật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét